Cái gốc của Viral - Tư duy chọn chủ đề

Meoicondoi
0




CÁI GỐC CỦA VIRAL - CHIA SẺ TỪ NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG

Sau khi phỏng vấn chuyên gia SEO Phạm Đăng Định, mình đã nói chuyện thêm với bạn Nguyễn Đức Dương, Founder của page Nghề Content, cũng là một trong các content creator của Trường Doanh nhân HBR về chủ đề #content_viral.

Dương tự giới thiệu bản thân là một người “thích biến những khái niệm phức tạp thành đơn giản - Đang trên con đường trở thành CHUYÊN GIA Viral”, và trong cuộc nói chuyện bạn ấy đã bổ sung tới 5 góc nhìn cho mình, mình sẽ lần lượt đưa các góc nhìn của Dương để chia sẻ với các anh chị trong group ạ.

Các góc nhìn mà Dương chia sẻ với mình là:

CÁI GỐC CỦA VIRAL.

TƯ DUY CHỌN CHỦ ĐỀ.

MỖI NGÀY LÀM 20 CONTENT VIRAL CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

CÓ CÔNG THỨC NÀO ĐẢM BẢO CHO VIỆC XÂY KÊNH LUÔN “ĂN” KHÔNG?

VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA AI (TRÍ TUỆ NHÂN TẠO), CÁC CHUYÊN GIA CONTENT VÀ CẢ CÁC THẦY DẠY CONTENT SẼ PHẢI THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?


Không biết các chủ đề trên có được các anh chị trong group quan tâm không, nếu có thì mình sẽ lên bài chia sẻ lại. Trong bài này mình sẽ đưa ra góc nhìn đầu tiên về CÁI GỐC CỦA VIRAL trong nội dung đã nói chuyện với Dương.

-Hi Dương, mình xin ít phút để phỏng vấn nha.

-Vâng mình quẩy luôn đi chị.

-Hôm qua trong Biệt Đội Trăng Đen 4.0 - AI Contents Khummmm? có đăng một bài viết về chủ đề viral, không biết Dương có thời gian đọc chưa? Nếu đọc rồi thì Dương đồng tình hay phản đối những nội dung đưa ra trong đó?

-Hm... Em cũng đọc rồi, có chỗ đồng ý có chỗ không đồng ý lắm.

Anh ấy có nói đến việc “hướng dẫn step-by-step” để bài viết dễ viral, nhưng em thấy tùy từng trường hợp mà được, nếu không hiểu bản chất, cứ áp dụng máy móc thì không ổn.


Ví dụ các bài du lịch ăn gì chơi gì, nó viral được là bởi ngày xưa trên nền tảng tiktok, người dùng có tư duy rất “nông”. Nền tảng lúc đó còn mới, mọi người lên giải trí, cho nên nội dung “nông” thì vẫn viral được.

Còn bây giờ lượng content creator chất lượng cao, họ có kiến thức sâu, họ đưa nội dung chi tiết, thì không dễ nữa. Ví dụ “chi tiết 30 ngày đầu ăn dặm cho bé” chẳng hạn, ngày xưa như thế là được rồi, nhưng bây giờ phải nói rõ set up thực đơn như thế nào, ngày ăn 5 bữa là vào những giờ nào... thì mới được.

Hoặc content “sự thật bất ngờ”, content này đánh vào tâm lý ai cũng thích tìm hiểu cái mới, cái lạ. Nhưng cũng chỉ là một hướng thôi. Chưa đủ để tạo ra lượng content hấp dẫn với khán giả. Như em thì em có rất nhiều hướng để viral.


Mình đang nói từ ngọn đi xuống đấy, em thấy nói từ gốc đi lên sẽ dễ hiểu hơn. BẢN CHẤT CỦA VIRAL LÀ GÌ? Là làm thế nào để thông tin của mình lan truyền cho nhiều người biết thì được. Thông tin càng ý nghĩa, giá trị lan truyền càng rộng, thời gian lan truyền càng lâu. Kể cả giá trị tiêu cực, ví dụ như drama/scandal, cũng có giá trị với công chúng, chứ không thì chẳng ai muốn nói tới nó cả.

Mình sẽ chia thành giá trị về KIẾN THỨC và giá trị về CẢM XÚC. Bạn học được cái gì, hoặc có hỉ nộ ái ố tuôn trào, thì từ đó dễ lan truyền để kể hơn.

Muốn có các hướng viral khác? Thì lại quay về cái gốc nói trên để làm tiếp.


TOOLS A.I CHUYỂN VĂN BẢN THÀNH CONTENT


TƯ DUY CHỌN CHỦ ĐỀ - CHIA SẺ TỪ NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG (P.2)


Sau bài viết về "Cái gốc của viral", mình tiếp tục với "Tư duy chọn chủ đề" trong cuộc nói chuyện với bạn Nguyễn Đức Dương, Founder của page Nghề Content.

---

Theo cá nhân mình hiểu thì TƯ DUY CHỌN CHỦ ĐỀ khi làm content viral nghĩa là chọn được ý tưởng có tiềm năng lan truyền rộng rãi trên môi trường mạng. Để có được tư duy chọn chủ đề tốt sẽ cần có sự nhạy cảm nhất định với các nội dung được quan tâm, đồng thời có khả năng triển khai chủ đề đó.

-Tiếp tục về câu chuyện viral, theo Dương cần phải lưu ý điều gì khi lựa chọn chủ đề?

Theo tôi, cái gì có thể viral được thì phải thỏa mãn 02 yếu tố:

1. đơn giản, dễ hiểu, thông dụng.

2. có giá trị nhất định.

Để có được giá trị đó, cần phải xác định mối quan tâm của người ta, tức là của khách hàng, của nhân vật, của người mà mình muốn lan truyền thông tin đó. Mình phải hiểu tệp khách hàng mà mình hướng tới cộng với mục tiêu mà mình muốn đạt được.

Ví dụ, chị muốn làm content viral cho nhóm mẹ bỉm sữa. Muốn tệp đó quan tâm thì phải xem cho bé ăn dặm thế nào, bài đó đủ hay thì các mẹ bỉm sữa sẽ lan truyền cho nhau. Nhưng cái này giới hạn ở chỗ: nếu mình có con thì mình quan tâm, còn người khác không có con thì không quan tâm.


Làm thế nào chọn được chủ đề để cả mẹ bỉm sữa và các gen Z đều quan tâm?

Ví dụ nhé: chi phí đi đẻ, chi phí nuôi con. Làm theo chủ đề này là “đánh” được cả mấy tệp đó. Từ chủ đề này mới suy ra dạng thức câu chuyện, ví dụ “sự thật bất ngờ về chi phí nuôi con”, “hướng dẫn từng bước để tiết kiệm chi phí khi đi đẻ”,...

Khi chủ đề hợp lý, hữu ích, thì mới tính đến cách thức trình bày nội dung ra sao cho đơn giản dễ hiểu, thu hút về mặt cảm xúc.

Chọn sai chủ đề thì làm hình có đẹp, bài có chi tiết,... cũng không được quan tâm. Tôi đã soạn ra “40 concept truyền thông”, từ đó tạo ra những keyword để bám theo như: xấu, lạ, sex, tâm linh,... Có tư duy về chủ đề rồi kết nối với các keyword này thì rất dễ viral.


Một khi đã hiểu về TƯ DUY CHỌN CHỦ ĐỀ, thì mỗi khi soạn nội dung cần đặt câu hỏi: nơi mình chuẩn bị đăng bài, họ khoái chủ đề nào, thích hình thức nào? Ví dụ chị nhìn trong group Biệt đội, người ta quan tâm tới content bằng AI thì cần đăng các bài liên quan tới AI, hoặc content, hoặc content bằng AI, dù ở dạng nội dung hay dạng ảnh. Người dùng thích ảnh thì lồng ảnh có yếu tố hấp dẫn chẳng hạn, ví dụ lấy ảnh cô Long chế meme ấy, sẽ tạo ra cảm xúc lạ cho người ta để mọi người thích đã rồi tính tiếp.


Phỏng vấn và biên tập: Trà Fiew


TOOLS A.I CHUYỂN VĂN BẢN THÀNH GIỌNG NÓI

Đăng nhận xét

0Nhận xét

Đăng nhận xét (0)