Bí quyết kể một câu chuyện hấp dẫn

Meoicondoi
0


Bí Quyết Kể Một Câu Chuyện Hấp Dẫn

Qua giờ CDM đang xôn xao về câu chuyện một anh đi xe lăn ăn phở ở Hà Nội bị từ chối đến 2 lần. Anh kể rằng khi khó khăn trong việc di chuyển lên quán thì bị nhân viên tạt cho câu “quán em không có nhân viên để khiêng người như anh”. Tiếp tục đi đến quán phở thứ 2 (quán quen) thì do ghế xe lăn hơi vướng nên chủ quán đã chửi “ai nhận cái ngữ này vào đây ăn?”. Chị đi cùng anh nước mắt lưng tròng vì tủi thân còn anh thì đã quen với việc phân biệt đối xử. Sau đó anh gặp 1 người Tây ở 1 quán cà phê và được tặng quà kỷ niệm. Tút này đã viral ầm ĩ vì nhiều yếu tố như Tạo ra xung đột và giải quyết; Kết nối cảm xúc (đề cập đến vấn đề nhạy cảm: sự phân biệt đối xử với người khuyết tật); Yếu tố địa phương và gây tranh cãi...

Bỏ qua tính xác thực của câu chuyện vì rồi sẽ có check var thì câu chuyện trên vẫn là 1 case kể chuyện để tham khảo nhỉ?

Khi theo dõi các câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, Ngân có nhờ chatGPT tổng hợp và bổ sung 1 vài bí quyết có thể tham khảo:

TOOLS A.I CHUYỂN VĂN BẢN THÀNH NỘI DUNG

1. "Show, don’t tell": Hãy vẽ cho độc giả một bức tranh, chứ không chỉ nói. Hãy làm sao để cho họ có thể thấy mình trong câu chuyện đó. Người xem chỉ đọc thôi mà có thể tượng tượng ra cả một câu chuyện như thể họ chính là người chứng kiến.

Nên: "Anh ta đi nhẹ nhàng trên con phố đầy lá rụng, mỗi bước chân vang lên tiếng sột soạt, trong khi gió thu se lạnh thổi qua, cuốn theo những chiếc lá vàng bay lả tả."

Không nên: "Anh ta đi bộ dọc theo một con phố vào một ngày mùa thu."

2. Hãy khai thác các chi tiết: Chúng sẽ làm cho câu chuyện thêm sống động. Chính các chi tiết sẽ khiến cho câu chuyện chân thật hơn, tin cậy hơn.

Nên: "Cô ấy nhấp một ngụm cà phê đen đậm, mùi hương nồng nàn của hạt cà phê rang xay mới tỏa ra, hòa quyện cùng vị đắng nhẹ trên đầu lưỡi và cảm giác ấm áp lan tỏa trong cổ họng."

Không nên: "Cô ấy uống cà phê và cảm thấy nó ngon."

3. Hãy đơn giản hoá câu chuyện: Đừng nói những điều to tát, hãy nói những điều gần gũi.

Nên: "Mỗi buổi sáng, ông lão ngồi trên chiếc ghế gỗ cũ kỹ, nhìn ra cửa sổ nhỏ, theo dõi bóng người qua lại trên phố."

Không nên: "Ông lão dành thời gian suy tư về cuộc sống, văn hoá, và sự biến đổi của xã hội qua từng thập kỷ từ góc nhìn của mình, ngồi trên chiếc ghế gỗ đã chứng kiến biết bao nhiêu sự kiện lịch sử."

4. Hãy để câu chuyện có cảm xúc: Con người ta có thể bị dẫn dắt bởi logic nhưng được thuyết phục bởi cảm xúc (Vui – Buồn – Hờn – Giận – Thương – Bức xúc...).

Nên: "Khi nghe tin, nước mắt cô ấy không còn kìm lại được, chảy xuống không ngừng trên má, mỗi giọt chứa đựng cả một thế giới của nỗi nhớ và tình yêu sâu đậm."

Không nên: "Cô ấy buồn khi nghe tin đó."

Lưu ý: Không nên lạm dụng chi tiết hay cảm xúc để văn học hóa 1 câu chuyện bình thường làm mất đi tính tự nhiên của câu chuyện khi bản thân không phải là người trong cuộc.

Câu chuyện thương hiệu nào bạn ấn tượng, cùng chia sẻ nhé!

Tác giả: Ngân Hoàng

Đăng nhận xét

0Nhận xét

Đăng nhận xét (0)